Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Diễn đàn 80 năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh




Hòa trung với khí thế sôi nổi chào mừng 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2011). Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đoàn cấp trên; Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của Chi bộ, lãnh đạo Sở. Sáng ngày 14/03/2011 Chi đoàn Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn: “Ôn lại truyền thống vẻ vang 80 năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và viết tiếp tương lai của đoàn viên chi đoàn sở Thông tin và Truyền thông”.

Chi đoàn sở thông tin và truyền thông là một chi đoàn với tuổi đời còn non trẻ. Từ khi mới thành lập chỉ có 6 Đoàn viên, đến nay chi đoàn đã phát triển lên 30 đoàn viên. Với lợi thế của một chi đoàn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là quản lý nhà nước và hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông – một lĩnh còn non trẻ nhưng đã khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của kinh tế xã hội, phục vụ đắc lực an ninh quốc phòng. Với lợi thế này, chi đoàn luôn được bổ sung các đồng chí đoàn viên mới, tuổi đời còn trẻ, hăng hái sáng tạo, nhiệt tình sổi nổi không chỉ trong công tác chuyên môn mà còn trong các hoạt động đoàn. Nhờ vậy chi đoàn đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa thiết thực, được Đoàn cấp trên, Chi bộ sở ghi nhận và đánh giá cao. Đoàn viên chi đoàn đã khởi động Năm thanh niên với số hoạt động nghĩa như: Phát động cuộc thi viết cảm nhận của Đoàn viên thanh niên Sở TT&TT nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí minh; quyên góp ủng hộ hai trường hợp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở hai huyện Thông Nông và Trà Lĩnh với tổng số tiền ủng hộ là 770.000 VNĐ và quần áo cũ còn sử dụng được để phần nào giúp các em ấm áp hơn trong mùa đông lạnh giá…

Với những thành tích trong hoạt động đoàn, Chi đoàn đã được Đoàn Khối các cơ quan tỉnh giao tổ chức diễn đàn điểm nhân đợt hoạt động kỷ niệm chào mừng 80 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có sự tham dự chứng kiến của Chi bộ, lãnh đạo sở, đại diện đoàn cấp trên, đại diện các chi đoàn bạn, các cựu cán bộ đoàn.
Chi đoàn đã tổ chức cho đoàn viên có các hoạt động tìm hiểu truyền thống 80 năm vẻ vang của Đoàn bằng các hình thức phong phú, sinh động, dễ tiếp thu và có ý nghĩa thu hút đông đảo đoàn viên tham gia, tạo không vui tưới phấn khởi, đoàn viên chi đoàn có thêm kiến thức về truyền thống đoàn.
Cũng trong chương trình diễn đàn, chi đoàn đã tổ chức trao danh sách đoàn viên ưu tú năm 2011 cho cấp ủy, khen thưởng cho đoàn viên có thành tích xuất sắc nhân đợt hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn, và khen thưởng cho các đoàn viên đạt giải trong cuộc thi “Viết cảm nhận của đoàn viên thanh niên sở thông tin truyền thông nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn”.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

“Viết cảm nhận của đoàn viên thanh niên sở thông tin truyền thông nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn”

Theo dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã kiên cường, bất khuất trải qua biết bao gian lao thử thách, không chịu khuất phục trước ách thống trị của phong kiến phương Bắc, sau này là ách đô hộ của thực dân, đế quốc phương tây. Nhân dân ta đã kiên trì bền bỉ, từng bước đi đến giành thắng lợi cuối cùng trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ để giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp. Để có một đất nước hòa bình, tươi đẹp hiện đại như ngày hôm nay đã có biết bao người con của dân tộc đã anh dũng hy sinh, họ nằm xuống để bảo vệ đất nước thoát khỏi ách thống trị của giặc ngoại xâm. Lòng dũng cảm, sự hy sinh anh dũng của những người con đất Việt thật to lớn và vĩ đại mà không ai có thể phủ nhận và Bác Hồ là biểu trưng cho đức hy sinh vĩ đại ấy. Nói đến Bác Hồ là nói đến tấm gương bền gan vững chí, không ngại khó khăn gian khổ để tiến tới cái đích cuối cùng của mình. Bác cũng là người có công rất lớn trong công cuộc giải phóng đất nước, dân tộc khỏi ách đô hộ. Trong trái tim những người con Việt Nam, Người mãi là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già muôn vàn kính yêu của cả dân tộc Việt. Người đã ra đi nhưng tâm hồn của người vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Tất cả mọi người là công dân Việt Nam nói riêng và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới nói chung đều biết ơn và kính trọng Bác - Người Chủ tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc Việt Nam. Bác tuy không còn nhưng lời dạy của Bác vẫn luôn sống mãi với thời gian, và sống mãi trong tim những người con đất Việt qua bao thế hệ:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Tôi chắc rằng, là thanh niên Việt Nam ai cũng đã từng một lần nghe và đọc lên những vần thơ trên. Tuy nhiên không phải ai cũng rõ hoàn cảnh ra đời của những vần thơ đó và bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” của Nhạc sỹ Hoàng Hòa ra đời như thế nào? Để hiểu hơn về giá trị của những vần thơ cũng như ý nghĩa của những lời hát “Thanh niên làm theo lời Bác”, qua tìm hiểu tôi được biết:

“Liên phân đội TNXP 312 nhận trọng trách bảo vệ cầu Nà Cù (thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn), nằm trên tuyến đường từ thị xã Bắc Cạn đi Cao Bằng. Cầu Nà Cù lúc này không những đã trở thành mục tiêu ném bom bắn phá của máy bay địch, mà còn có nguy cơ bị nước lũ cuốn trôi. Buổi chiều 28-3-1951, các thành viên trong đội được trên phổ biến đến tối sẽ có phái đoàn Chính phủ ghé thăm. Chừng 8 giờ tối, sau khi nghe tiếng còi ôtô vọng lên từ dưới quốc lộ 3, cách nơi đóng quân của đội hơn 100m, thấp thoáng ánh đèn pin ngày càng gần. Bỗng từ đoàn người đi tới tách ra một cụ già bước rất nhanh về phía đống lửa trại. Không ai bảo ai mọi người đứng hết cả dậy và đồng thanh reo: “Bác Hồ, Bác Hồ”. Bác giơ tay chào và ra hiệu cho các chiến sĩ TNXP ngồi xuống. Đoạn Bác đi một vòng quanh đống lửa để mọi người có thể nhìn rõ hơn. Lúc này, các chiến sĩ mới nhìn kỹ Bác mặc bộ kaki, chiếc khăn phula dài quấn quanh cổ (vì lúc này trời còn lạnh), tay cầm chiếc mũ cát. “Đây là TNXP tỉnh nào, chú Kế? - Bác quay sang hỏi đồng chí Ngô Kế, phụ trách liên phân đội.

“Thưa Bác, chúng cháu là đội Vĩnh Phú ạ”. “Ở đây ai ít tuổi nhất?”. Bác nhìn khắp lượt các chiến sĩ, sau đó bước tới xoa đầu cậu bé của đội lúc đó mới 14 tuổi đang rụt rè đứng lên. Sau đó, Bác Hồ hỏi thăm sức khỏe anh chị em trong đội: “Từ Vĩnh Phú đi lên đây thế nào, có ai nhớ nhà không?” Mọi người thật thà trả lời đi mất bốn ngày, kể cả nghỉ ngơi sinh hoạt học tập. Bác cười hóm hỉnh: “Các cô các chú đi chậm quá. Còn Bác một đêm có khi được 40km”.

Rồi Bác chuyển sang nói chuyện thời sự. Trước tiên Bác nói về Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo kháng chiến thế nào, cần những điều kiện gì, đòi hỏi gì ở Đảng viên, cán bộ. Bác hỏi anh chị em TNXP: “Với những điều kiện như thế thì ở đây ai có thể trở thành đảng viên được?”. Mọi người nhìn nhau trong giây lát rồi mạnh dạn trả lời: Cần phải có giác ngộ cách mạng; cần phải là người “thuần túy” (nghĩa là vô sản triệt để)... Bác liền chấn chỉnh: “Các cô, các chú là xuất thân từ nông thôn, cần diễn đạt cho hiểu, không nên dùng chữ nghĩa rắc rối”. Rồi Bác căn dặn: “Đã là TNXP thì bất cứ việc gì trên giao dù dễ hay khó, to hay nhỏ, ở lĩnh vực nào cũng đều phải xung phong. Rồi Bác hỏi: “Các cháu có thấy người ta đào được núi không?”. “Thưa Bác, chúng cháu đang đào núi đây ạ”. “Thế có thấy ai lấp được biển không?”. Anh chị em trong đội nhìn nhau bí quá không biết trả lời như thế nào, vì mới chỉ nghe kể về biển chứ đã ai được trông thấy tận mắt. Thấy tất cả im lặng, Bác kể chuyện ở Hải Phòng nhân dân lấn biển để lấy đất trồng trọt như thế nào cho anh chị em nghe.

Đoạn Bác Hồ nói: “Bây giờ Bác tặng các cháu mấy câu thơ để các cháu ghi nhớ và phấn đấu mỗi khi làm việc”:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”.

Hoàng Hòa từng là Bí thư tỉnh đoàn Hưng Yên rồi ở Trung ương Đoàn là Ủy viên Ban chấp hành khóa 2, khóa 3, giữ cương vị Thường vụ Trung ương Đoàn suốt từ năm 1967 đến 1981. Năm 1953, vào một sáng tháng 3 trong lần đi công tác tại khu du kích Đông Hồ (Hưng Yên) tình cờ anh được đọc báo Cứu quốc có in bài tường thuật Bác Hồ tới thăm một tổ TNXP tại Việt Bắc. Bốn câu thơ trong bài báo đã cuốn hút tâm hồn anh. Anh nảy ra một ý nghĩ phải làm thế nào để truyền bá được rộng rãi, nhanh chóng lời dạy của Bác cho thanh niên. Với cây đàn ghi ta, Hoàng Hòa bắt tay ngay vào phổ nhạc bốn câu thơ của Bác. Bài hát “Làm theo lời Bác” được ra đời rất nhanh. Ngay hôm ấy, thanh niên địa phương đã được hát bài hát này. Và cũng rất nhanh bài hát được phổ biến rộng cả tỉnh rồi toàn quốc.”

Hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài hát, tôi ước muốn được một lần trải nghiệm như những người TNXP ngày ấy, để được bừng cháy trong ngọn lửa cách mạng và cũng để được hưởng niềm hân hoan, xúc động bồi hồi khi được gặp Bác Hồ – con người biểu trưng cho ý chí kiên cường bất khuất, lòng khát khao hòa bình của cả dân tộc.

Vâng, tôi hiểu rằng Bác Hồ là người đã trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, cùng với nghị lực và lòng quyết tâm sắt đá của mình, Người đã kiên trì dấn thân trên con đường cứu nước dù biết còn rất nhiều chông gai phía trước. Hơn ai hết Người hiểu rất rõ giá trị của lòng quyết tâm và sự kiên trì bền bỉ đã được kiểm nghiệm bằng chính con đường đầy chông gai mà Người đã đi qua. Bằng kinh nghiệm của chính cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đã truyền lời động viên tới đội Thanh niên xung phong ngày ấy, cổ vũ tinh thần chiến đấu, lao động của các thanh niên trẻ đang hừng hực khí thế đấu tranh bảo vệ đất nước lúc bấy giờ. Chỉ vẻn vẹn bốn câu thơ, nhưng bên trong mỗi câu thơ đó bao hàm rất nhiều cảm xúc và hành động. Khẩu hiệu mộc mạc, cô đọng ấy rất tự nhiên đã trở thành kim chỉ nam hành động cho lớp lớp các thế hệ trẻ Việt Nam ngày ấy và mãi mãi về sau khi được nhạc sỹ Hoàng Hòa thổi hồn, truyền thêm cảm xúc để trở thành bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”.

“Đi lên thanh niên, chớ ngại ngần chi,

Đi lên thanh niên, làm theo lời Bác.”

Cũng như bao thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay, tôi hiểu mình đang được sống trong một đất nước hòa bình thống nhất, không còn phải thể hiện lòng quyết chiến quyết thắng, bền chí đấu tranh, sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo vệ đất nước như các thế hệ đi trước. Nhưng chúng tôi không được phép quên vì những điều đó mà mình có ngày hôm nay. Và tôi càng hiểu rằng lòng quyết tâm, bền chí của thể hệ trẻ ngày nay không được giảm sút đi mà cần được phát huy cao độ hơn bao giờ hết. Lời động viên ấy của Bác vẫn luôn đúng, vẫn luôn vang vọng trong tim, đồng hành cùng thế hệ trẻ theo muôn mặt của cuộc sống hiện tại, trên từng cương vị, lĩnh vực học tập, công tác khác nhau.

Trải nghiệm bản thân mình tôi nhận thấy, để học tập và “làm theo lời Bác”, mỗi người tùy vào hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình để vận dụng cho phù hợp. Ví như tôi, khi mới bước chân rời khỏi mái trường phổ thông, cũng như rất nhiều bạn bè đồng trang lứa, có rất nhiều những ước mơ tốt đẹp về một tương lai tươi sáng. Chứ chưa hề lường tới những gian nan, thử thách mà mình sẽ phải đối mặt. Để rồi khi phải đối mặt với nó thì nghi ngại, lúng túng không biết mình có thể vượt qua,... Nhìn lại thử thách của mình thấy thật nhỏ bé biết bao so với muôn vàn thử thách mà người thanh niên ngày ấy (Bác Hồ) phải vượt qua với bước khởi đầu từ Bến Nhà rồng, anh đã xác định cho mình một mục tiêu cao cả và anh quyết tâm thực hiện mục tiêu ấy đến cùng. Anh ra đi tìm đường cứu nước chỉ bằng ý chí và nghị lực bản thân thể hiện ở hành trang là hai bàn tay trắng sẵn sàng làm tất cả để thực hiện ước mơ của mình – ước mơ cho cả dân tộc. Người thanh niên khi ấy còn rất trẻ đã tự đặt ra cái đích của con đường và tìm mọi cách phải vượt qua mà không quan tâm đến chặng đường ngắn hay dài, dễ đi hay khó đi, quanh co hay khúc khuỷu…

Đến bây giờ mỗi người dân Việt Nam ai cũng hiểu, con đường của người thanh niên ấy đã dẫn cả dân tộc Việt Nam đến một thời đại mới – thời đại của tự do, dân chủ, hạnh phúc, thời đại mang tên Hồ Chí Minh. Tấm gương sáng về ý chí và nghị lực ấy đã soi đường để tôi tiến bước, chí ít là đi được trong khả năng trên con đường của mình. Lời động viên sâu sắc đã được trải nghiệm thực tế của Bác đối với Thanh niên, không phải ở đâu xa, một minh chứng rõ ràng tôi nhận thấy đúng đối với bản thân mình: Tôi vốn là 1 người sống nội tâm, có đôi khi nhút nhát và thiếu tự tin, rất ít khả năng nổi bật. Khi được tập thể tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành rồi làm Bí thư chi đoàn, tôi rất bối rối, một số suy nghĩ dao động hiện lên: Nghĩ rằng mình sẽ không đảm trách nổi nhiệm vụ, nghĩ rằng công việc thật quá khả năng của mình… Mất một thời gian để thích nghi với chức năng nhiệm vụ mới, tôi dần hiểu ra rằng ở đời không có ai là toàn diện, công việc mà người đi trước đã làm rất tốt thì tại sao mình lại không làm tốt được? Và tôi quyết tâm thực hiện thật tốt vai trò của mình – Một Bí thư Chi đoàn. Từ đó tôi cố gắng khắc phục dần những hạn chế, yếu điểm của bản thân, luôn chú ý học hỏi những khả năng mình còn yếu ở người khác, cố gắng nỗ lực trong từng bước đi của Chi đoàn. Và rồi, kết quả được đền đáp xứng đáng khi Chi đoàn có được nhiều thành tích trong các hoạt động đoàn, tiếp tục đạt danh hiệu “Tập thể vững mạnh”, được Đoàn cấp trên ghi nhận và khen thưởng thành tích. Tôi nhận thấy rằng, với cương vị là Bí thư Chi đoàn tôi đã tự tin hơn rất nhiều.

Giờ đây, đang là một cán bộ trẻ công tác tại phòng quản lý công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông tôi hiểu rằng mình đang công tác trong ngành còn non trẻ nhưng không kém phần quan trọng, mà theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước đây là một ngành có tác động to lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, nó kéo sự phát triển của đời sống xã hội cũng như mọi thành phần kinh tế, làm thay đổi cơ bản cách thức quản lý, học tập, làm việc của con người, góp phần to lớn thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để gánh vác được trọng trách mà Đảng và Nhà nước đã giao phó, tôi ý thức được rằng mình cần nỗ lực phấn đấu không ngừng, cố gắng trong mọi lúc, mọi nơi có thể, để trau dồi, học tập kinh nghiệm cho bản thân, phát huy những ưu điểm, hạn chế dần những khuyết điểm của mình. Tôi biết rằng thực hiện những điều đó không thể mang lại kết quả trong một sớm một chiều mà cần rất nhiều thời gian minh chứng “chỉ sợ lòng không bền”, điều đó đòi hỏi ý chí và nghị lực, phấn đấu không ngừng của bản thân để biến niềm tin, sự mong mỏi thành sự thật “quyết chí ắt làm nên”.

Là một thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, theo chủ quan của mình tôi nhận thấy rằng, thế hệ của chúng tôi là một thế hệ trẻ năng động và sáng tạo đi đôi với sự nông nổi và bồng bột của tuổi trẻ. Nên chúng tôi cần rất nhiều cố gắng để học hỏi ý chí, nghị lực của các thế hệ đi trước để hoàn thiện dần bản thân. Tôi có một niềm tin rằng, mỗi thanh niên Việt Nam thời đại hệ Hồ Chí Minh đều hội tụ đủ sự năng động và sáng tạo kết hợp với ý chí và nghị lực, thì chẳng mấy chốc dân tộc Việt Nam có thể “sánh ngang với các cường quốc năm châu” như điều mong mỏi của Bác.

Để xứng đáng với những thành quả mà Bác và thế hệ đi trước đã gây dựng, chúng tôi cần phải nỗ lực, phấn đấu không ngừng để làm cho đất nước Việt Nam ta ngày phát triển và mãi mãi tươi đẹp, phát triển ngang bằng không chỉ với các nước hiện đại trong khu vực mà còn “sánh ngang với các cường quốc năm châu”. Bây giờ và mãi mãi về sau, tích cực học tập và làm theo lời Bác là chúng tôi đã trở thành người công dân tốt, xứng đáng là chủ nhân của đất nước, tạo nên một nền tảng vững chắc để xây dựng đất nước phồn thịnh. Thế hệ chúng tôi xin nguyện hát mãi lời ca “Đi lên thanh niên… làm theo lời Bác”.

“Nâng cao ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân” gắn với kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc Bác Hồ

Kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là để nhớ về những sự kiện, những cột mốc lịch sử có tính bước ngoặt, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ thật sự của đất nước, dân tộc ta từng bước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập - tự do - thống nhất. Đúng như tâm nguyện của Bác - “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Lời di chúc ấy của Bác đã ăn sâu vào con tim khối óc và trở thành động lực thôi thúc thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, đã và đang tiếp bước trên con đường cách mạng với sứ mệnh “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất nhưng luôn luôn suy tư, trăn trở với trách nhiệm của mình trước những thời cơ và thuận lợi, thử thách và khó khăn đang đặt ra cho sự phát triển đi lên của đất nước. Câu hỏi đặt ra là: mỗi đoàn viên thanh niên chúng ta hôm nay làm gì và làm như thế nào để phát huy truyền thống cao đẹp, sự kỳ vọng tin tưởng của Đảng, của Bác Hồ và của nhân dân, để xứng đáng là lớp người kế thừa xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

Để trả lời câu hỏi đó, điều trước tiên bản thân tôi cũng như tuổi trẻ Sở Thông tin và Truyền thông Cao Bằng đã và đang xung kích thực hiện một chủ trương lớn của Đảng, đó là triển khai tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bằng những hành động thiết thực như: Cùng nhau xây dựng “Sổ vàng Thanh niên làm theo lời Bác” của chi đoàn, vận động đoàn viên chi đoàn viết “Nhật ký thanh niên làm theo lời Bác”; phát động cuộc thi viết bài “Đoàn viên thanh niên Sở TT&TT tìm hiểu và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức tọa đàm “Tìm hiểu lịch sử Đảng Quang Vinh, Bác Hồ vĩ đại”... Đặc biệt, trong năm 2010 này, tuổi trẻ chi đoàn chúng tôi đang tự giác quyết tâm, nỗ lực tổ thi đua học tập và làm theo chuyên đề “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, gắn với kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của chi đoàn nhằm tăng cường giáo dục truyền thống, truyền thụ lý tưởng cách mạng, nâng cao ý thức công dân, xây dựng lối sống văn minh, nghĩa tình; không ngừng nâng cao ý trí tiến thủ, ham học, tiếp thu tri thức thời đại; phát huy cao nhất hoài bão cống hiến, sức trẻ tình nguyện của đoàn viên thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu giữ gìn, phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Luôn khắc ghi ý nguyện của Bác. Tuổi trẻ chi đoàn Sở TT&TT, xin nguyện ra sức thực hiện những lời dạy thiêng liêng của Người, đó thực sự là mệnh lệnh đặt ra trong mỗi trái tim của những người cộng sản trẻ tuổi. Trong các hoạt động đoàn đòi hỏi tinh thần của tuổi trẻ như: Các hoạt động tình nguyện giúp dân giúp dân làm đường, sửa nhà; các hoạt động nhân đạo, quyên góp vì cuộc sống cộng đồng… Đoàn viên chi đoàn luôn hăng hái, nhiệt tình, hết lòng, hết sức ủng hộ tham gia.

Gắn với công tác chuyên môn, chúng tôi hiểu rằng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức trước hết phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của đất nước, của dân tộc, đặt độc lập, dân tộc, chủ quyền và lợi ích quốc gia lên trên hết. Ra sức phấn đấu, đem hết tài năng, sức lực cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho sự phát triển của đất nước mạnh giàu, dân chủ, văn minh, theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc đã lựa chọn. Việc học tập phải thể hiện cụ thể bằng những hành động thiết thực, hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao, làm tốt những công việc hằng ngày, nhất là những việc liên quan trực tiếp đến đời sống người dân.

- Kính thưa các đồng chí!

Với tình thương yêu, sự tin tưởng tuyệt đối thế hệ trẻ, trước lúc đi xa Người đã để lại những lời dặn dò trong di chúc “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Để không phụ lòng tin của Bác, thế hệ trẻ hôm nay cần phát huy truyền thống “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tinh thần “dám nghĩ dám làm” vượt mọi khó khăn thử thách vươn lên xây cuộc sống mới, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng, luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng tiên phong, thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình.

Là một người đoàn viên thanh niên, đồng thời là một cán bộ công chức. Để nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, cần kiên quyết đấu tranh, phê phán những biểu hiện xa rời dân, quan liêu, mệnh lệnh, tham ô lãng phí, “dĩ công vi tư” trong một bộ phận cán bộ, công chức hiện nay, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền. Trong công tác hàng ngày mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần luôn thấm nhuần lời căn dặn của Người:

“Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân...

Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm

Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh...”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phòng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới; tuy Người đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô cùng to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Suốt cả cuộc đời, Người hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho dân tộc độc lập, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và cho toàn nhân loại.

Tấm gương đạo đức của Người là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người chiến sĩ vĩ đại nhưng đồng thời là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt của xã hội.

Vấn đề đặt ra cho mỗi cán bộ và cũng là nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay là phải trung với Đảng hiếu với dân, yêu thương con người, sống phải có nghĩa có tình, phải thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm, xây đi đôi với chống. Trong giai đoạn hiện nay cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh đòi hỏi đạo đức tài năng không phải là bẩm sinh, hoặc tạo hoá ban cho, hoặc chờ đợi người khác mang đến cho, mà phải đầu tư mở mang kiến thức, trải qua quá trình rèn luyện và tu dưỡng ở mỗi con người. Bác từng nói “không biết thì học, học để làm được, chỉ đòi hỏi có quyết tâm hay không”. Nếu có quyết tâm thì làm được hết vấn đề có ý nghĩa là phải xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ thực sự vừa hồng vừa chuyên, có phẩm chất chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, có bản chất tốt tài năng để phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Đối với bản thân tôi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thường xuyên là cơ sở để hoàn thiện mình, vì đạo đức của mỗi người không tự nhiên xuất hiện, mà do mỗi người tự học tập, tu dưỡng và rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp đó, đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân mình. Mọi sự buông thả, thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xa rời sự quản lý, giáo dục của tập thể, cộng đồng, đoàn thể và gia đình là con đường dẫn tới hư hỏng, tự đánh mất chính bản thân mình. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân sẽ cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân, góp phần làm cho đất nước Việt Nam trở thành một đất nước dân giàu nước mạnh, một xã hội công bằng dân chủ văn minh./.

Tôi nguyện theo chân Bác

Từ thủa ấu thơ, khi được nghe, được hát lên những lời ca yêu thương “Ai yêu Bác Hồ Chi Minh hơn thiếu niên nhi đồng, ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam...” trong suy nghĩ của một đứa trẻ lúc bấy giờ, tôi chỉ có thể hình dung và hiểu đơn thuần về Bác là một người “Bác” của cả dân tộc Việt Nam nói chung, thiếu nhi Việt Nam nói riêng. Qua những bài học trên lớp của thầy cô giáo và những lời kể của người lớn, tôi cũng hiểu một cách mơ hồ về Bác, một người vĩ đại, một vĩ nhân không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả thế giới, và tôi đã lớn lên cùng với những suy nghĩ ấy. Cho đến hôm nay, khi đã trưởng thành và bước đầu trải nghiệm về cuộc sống, về xã hội, những suy nghĩ và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác cũng dần được mở rộng và sâu sắc hơn. Lại thấy cảm phục hơn bao giờ hết tấm gương của người, tấm gương của một người trai trẻ khi ra đi tìm đường cứu nước chỉ bằng những hành trang là đôi bàn tay, khối óc của mình.

Không cảm phục Bác sao được, khi nghị lực và tài năng của Bác đã vượt ra khỏi tầm đất nước này. Với lòng quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, trước khi lên tàu rời bến Nhà Rồng, Bác đã cho thấy một tấm gương về ý chí và nghị lực phi thường qua câu chuyện về một anh Nguyễn xoè hai bàn tay không và trả lời “Đây, tiền đây” rồi một thân một mình dấn thân trên con đường cứu nước. Vì quê hương đất nước, vì dân tộc đang lúc cùng cực của mình. Bác đã vượt đại dương bao la, bôn ba nơi đất khách quê người, trải qua bao gian nan thử thách. Cùng viên gạch sưởi ấm qua cơn giá lạnh, với đôi bàn tay bưng bê đẫm mồ hôi nhưng vẫn chằng chịt chữ nghĩa, càng tôi luyện thêm ý chí và lòng quyết tâm nơi Bác. Với nghị lực, ý chí, lòng quyết tâm sắt đá hòa quyện cùng tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào mình, Bác đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Có thể nói những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng cũng là một tấm gương đạo đức hết sức giản gị, ai cũng có thể học và làm theo để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt. Vì vậy thật dễ hiểu tại sao bao nhiêu người yêu kính Bác, gọi bằng Bác và thậm chí thờ Bác một cách trân trọng, tại sao bè bạn thậm chí kẻ thù khắp năm châu đều một lòng vị nể Bác. Tôi hiểu, để học tập và làm theo tấm gướng đạo đức của Bác, mỗi người tùy vào hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình để vận dụng cho phù hợp. Ví như tôi, khi mới bước chân rời khỏi mái trường phổ thông, cũng như rất nhiều bạn bè đồng trang lứa, có rất nhiều những ước mơ tốt đẹp về một tương lai tươi sáng. Chứ chưa hề lường tới những gian nan, thử thách mà mình sẽ phải đối mặt. Để rồi khi phải đối mặt với nó thì dao động, lúng túng. Tôi đã từng mù mịt khi trước mắt mình trải ra biết bao con đường, băn khoăn tự hỏi “đi đường nào đây?” “đường nào là ngắn nhất?” “đường nào dễ đi nhất?”, khi đặt chân lên rồi không biết con đường phía trước mình có thể vượt qua,... Nhìn lại mình hiện tại, nhớ về anh Nguyễn ngày xưa ra đi tìm đường cứu nước chỉ bằng ý chí và nghị lực bản thân, người thanh niên khi ấy còn rất trẻ đã tự đặt ra cái đích của con đường và tìm mọi cách phải vượt qua mà không quan tâm đến chặng đường ngắn hay dài, dễ đi hay khó đi. Tấm gương sáng về ý chí và nghị lực ấy đã soi đường để tôi tiến lên, chí ít là đi được trong khả năng trên con đường của mình. Giờ đây, đang là một cán bộ trẻ, một bí thư Chi đoàn tôi ý thức được rằng mình còn rất thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, đặc biệt là trong công tác đoàn tôi biết mình còn rất nhiều hạn chế, uy tín trong tập thể chưa cao, bởi thế tôi cố gắng trong mọi lúc, mọi nơi có thể, để trau dồi, học tập kinh nghiệm cho bản thân, hạn chế dần những khuyết điểm của mình. Bên cạnh đó luôn giữ gìn lối sống trong sạch, giản dị và luôn đoàn kết gắn bó với đồng nghiệp, với đoàn viên, với nhân dân.

Bây giờ và mãi mãi về sau tôi vẫn luôn cố gắng rèn luyện mình theo tấm gương của Bác, tôi biết không khi nào tôi tiến đến được nhân cách cao vời như Bác, nhưng được đi trên con đường tiến tới nhân cách đó, tôi biết mình chẳng những không thể bị mai một mà sẽ còn trở nên ngày một tốt hơn. Tự nhủ với lòng mình, tôi nguyện theo chân Bác.

Dã ngoại ba bể (08/03)